Ðây là cuốn sách ảnh tư liệu lịch sử và tác phẩm Văn học nghệ thuật. Nhưng hơn cả là tấm lòng những nghệ sĩ - chiến sĩ Trường Sơn năm xưa dâng lên Bác, cha đẻ của con đường huyền thoại và hương hồn các đồng đội đã ngã xuống trên các chiến trường trong cuộc chiến đấu khốc liệt chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam.
Tháng 5 ở Việt Nam có nhiều ngày kỷ niệm trọng đại. Một trong các ngày lễ đó là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vào ngày này năm nay 19/5/2007, một sự kiện thiết thực chào mừng ngày sinh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Đường Hồ Chí Minh trong chiến tranh”.
Đây là công trình tập hợp các bài viết, các tác phẩm nghệ thuật của nhiều tác giả - những người trực tiếp chỉ huy và hoạt động trên con đường này. Đó là các vị tư lệnh: Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, thiếu tướng Phan Khắc Hy, thiếu tướng Nguyễn An… Bạn đọc gặp ở đây hình ảnh và lời phát biểu, động viên, nhận định của nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhà nước Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng tổng tư lệ nh Võ Nguyên Giáp, Tổng bí thư Trường Chinh… nhiều vị tướng lĩnh của Quân đội nhân dân. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của những lãnh tụ, nguyên thủ quốc gia bè bạn và láng giềng của Việt Nam: Chủ tịch Phiđen Casto, Chủ tịch Khăm tày Xi phăn đon, Thái tử Nô rô đôm Xi ha núc…
Qua 370 trang sách (khổ 24 x 25 cm) in ba thứ ngữ Việt – Anh – Pháp và trên 200 tấm ảnh minh hoạ. Cuốn sách có bốn chương: “Chân dung tuyến đường Hồ Chí Minh”, “Cuộc chiến tranh ngăn chặn của Mỹ ngụy và quyết tâm chiến thắng của bộ đội Trường Sơn”, “Đường Hồ Chí MInh trong chiến dịch Hồ Chí Minh”, “Bộ đội Trường Sơn không chỉ đáng giặc giỏi” và phần biên niên một số sự kiện lớn của Đoàn 559. Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Qua cuốn sách ảnh, bạn đọc được biết lịch sử tên con đưòng này. Ban đầu gọi theo thời điểm xuất xứ Đường 559 (tháng 5-1959), sau được đổi tên theo địa danh, đường Trường Sơn (con đường men theo dải Trường Sơn từ Bắc vào Nam Việt Nam) và sau này con đường được vinh dự mang tên người khai sinh ra nó (đường Hồ Chí Minh).
Đường Hồ Chí Minh từng có biệt danh là con đường huyền thoại, sẽ mãi mãi in dấu ấn trong lòng người dân Việt Nam, bạn bè quốc tế và cả phía bên kia chiến tuyến, mấy thế hệ chính khách Mỹ, những nhà hoạch định chiến tranh ở lầu năm góc phải đau đầu. Một con đường đã thu hút tâm lực nhiều văn nghệ sĩ ở khắp các lĩnh vực: văn, thơ, nhạc, họa, nhiếp ảnh… dùng biết bao giấy mực và phim ảnh để mô tả và ngợi ca con đường này.
Biết bao nhiêu máy bay Mỹ bị bắn rơi ở đường Trường Sơn nơi đây. Biết bao những người con của Tổ quốc Việt Nam đã ngã xuống trên con đường này để bảo đảm mạch máu giao thông trên đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh để chi viện cho tiền tuyến lớn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ý nghĩa của con đường này như một chân lý: không có con đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, không có thắng lợi ngày hôm nay.
Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng vốn là chiến sỹ Trường Sơn. Cách đây 37 năm, với giác quan nhạy bén, thấy được tầm vóc lịch sử của con đường Trường Sơn, Hoàng Kim Đáng đã có ý định phải làm một tác phẩm để thể hiện con đường này trong chiến tranh. Năm tháng qua đi. Mãi tới năm 2001, ý định của ông mới có dịp được thực hiện. Và phải trải qua 5 năm, từ 2001 đến 2005 sưu tầm tài liệu, mời các tướng lĩnh từng chỉ huy và hoạt động trên đường Trường Sơn cộng tác, mới hoàn thành được bản thảo. Nếu như trước đây bạn đọc từng được biết Hoàng Kim Đáng qua cuốn “Hồ Gươm” và một số tác phẩm khác do ông chủ biên hoặc biên soạn, thì lần này bạn đọc sẽ lại thấy, sẽ được đọc, được xem một tác phẩm mang đậm văn phong, mang đậm phong cách Hoàng Kim Đáng ở cuốn “Đường Hồ Chí Minh trong chiến tranh”!
Nguồn: VAPA.
Friday, July 20, 2007
Gọi điện cho ông Hoàng Kim Đáng
9h00 21/7/2007: Số điện thoại của ông Hoàng Kim Đáng (nhiếp ảnh gia) là 04-6611636. Ông Đáng là bạn bà Huệ và ở cùng đơn vị với bà Huệ. Ông Đáng có giữ ảnh của bà Huệ. Trong dịp 27/7/2007, cuốn sách "Đường Hồ Chí Minh trong chiến tranh" sẽ được ra mắt độc giả. Trong cuốn sách này có bài viết và ảnh về bà Huệ. Ông Đáng sẽ tặng gia đình bà Huệ cuốn sách này.
Thông tin thêm: Ông Phạm Tứ (nguyên giám đốc Văn Miếu) là bạn bà Huệ.
Thông tin thêm: Ông Phạm Tứ (nguyên giám đốc Văn Miếu) là bạn bà Huệ.
Bức ảnh của bà Huệ (do bà Phi gửi về gia đình)
Trong tháng 6/2007, ông Phạm Văn Hồng đã nhận được ảnh của bà Phi gửi về Ninh Bình: chồng bà Hương đã mang tấm ảnh từ Ninh Bình đưa tận tay cho ông Hồng. 8h30' 21/7/2007: Đã gọi điện báo cho bà Phi về việc gia đình đã nhận được tấm ảnh quí giá này.
Subscribe to:
Posts (Atom)